Việc hợp tác Ủy_hội_châu_Âu

Các nước không thành viên

  Council of Europe members
  Non-members invited to sign conventions

Ủy hội châu Âu làm việc chủ yếu thông qua các công ước. Bằng việc thảo ra các công ước hoặc hiệp ước quốc tế, các tiêu chuẩn pháp lý chung đã được đặt ra cho các nước thành viên. Tuy nhiên, nhiều công ước cũng đã mở ngỏ cho các nước không thành viên ký kết. Các công ước quan trọng như Công ước về tội phạm trên mạng Internet (đã được Canada, Nhật Bản, Nam PhiHoa Kỳ ký), Công ước Lisboa về việc công nhận các thời kỳ học tập và các cấp bằng đại học (đã được Úc, Belarus, Canada, Tòa Thánh, Israel, Kazakhstan, Kyrgyzstan, New ZealandHoa Kỳ ký), Công ước chống sử dụng chất kích thích (doping) trong thể thao (đã được Úc, Belarus, CanadaTunisia ký) và Công ước về bảo tồn động vật hoang dã châu Âu và các nơi cư trú tự nhiên (Convention on the Conservation of European Wildlife and Natural Habitats) (đã được Burkina Faso, Maroc, TunisiaSénégal cũng như Cộng đồng châu Âu ký). Các nước không thành viên cũng tham gia nhiều thỏa ước từng phần, chẳng hạn như Ủy ban Venezia, Nhóm các nước chống tham nhũng GRECO, Ủy ban Dược điển châu ÂuTrung tâm Bắc-Nam.

Các lời mời ký kết và phê chuẩn các công ước liên quan của Ủy hội châu Âu trên cơ sở từng trường hợp một, được gửi đến ba nhóm các nước không thành viên[19]:

Liên minh châu Âu

Các quan hệ tổng quát giữa Ủy hội châu Âu và Liên minh châu Âu

Biểu đồ Euler cho thấy các mối quan hệ giữa các tổ chức đa quốc gia châu Âu.vdmẫu:Supranational_European_Bodies&action=edit e

Như đã nói ở phần dẫn nhập, điều quan trọng là phải hiểu rõ, không thể lẫn lộn Ủy hội châu Âu với Hội đồng châu Âu hoặc Hội đồng bộ trưởng của Liên minh châu Âu. Các thiết chế này thuộc Liên minh châu Âu, tách biệt với Ủy hội châu Âu, mặc dù chúng cùng chung lá cờ và quốc ca châu Âu từ thập niên 1980, bởi chúng cũng làm việc cho sự hội nhập châu Âu.

Sự hợp tác giữa Liên minh châu Âu và Ủy hội châu Âu mới đây đã được tăng cường, nhất là về văn hóa, giáo dục cũng như việc buộc phải tuân thủ công lý và nhân quyền trên bình diện quốc tế.[20]

Liên minh châu Âu được mong đợi sẽ gia nhập Công ước châu Âu về Nhân quyền. Cũng có những lo ngại về sự nhất quán trong quyền xét xử - các Tòa án Tư pháp châu Âu (tòa án của EU ở Luxembourg) coi Công ước này như một phần của hệ thống pháp luật của tất cả các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu nhằm ngăn chặn sự xung khắc giữa các phán quyết của mình và phán quyết của Tòa án Nhân quyền châu Âu (tòa án ở Strasbourg nơi giải thích Công ước). Nghị định thư số 14 của Công ước được lập ra để cho phép Liên minh châu Âu gia nhập Công ước này và Hiệp ước Lisboa của Liên minh châu Âu có một nghị định thư buộc Liên minh châu Âu tham gia. Liên minh châu Âu do đó sẽ bị buộc phải tuân theo luật nhân quyền của Công ước và sự giám sát bên ngoài giống như các nước thành viên của mình hiện nay.[21][22]

Liên Hiệp Quốc

Ủy hội châu Âu có cương vị quan sát viên ở Liên Hiệp Quốc và thường xuyên có đại diện ở Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. Ủy hội đã tổ chức các hội nghị khu vực của Liên Hiệp Quốc về chống phân biệt chủng tộc và về phụ nữ cùng hợp tác với Liên Hợp Quốc ở nhiều cấp độ, đặc biệt trong các lĩnh vực nhân quyền, dân tộc thiểu số, di cư và chống khủng bố.

Các tổ chức phi chính phủ

Các tổ chức phi chính phủ có thể tham dự Hội nghị quốc tế các tổ chức phi chính phủ của Ủy hội châu Âu và trở thành các quan sát viên tại các Ủy ban chuyên gia liên chính phủ (inter-governmental committees of experts). Ủy hội đã thảo ra Công ước châu Âu về công nhận tư cách pháp nhân của các tổ chức quốc tế phi chính phủ trong năm 1986, nhằm đặt cơ sở pháp lý cho sự tồn tại và việc làm của các tổ chức phi chính phủ ở châu Âu. Điều 11 của Công ước châu Âu về Nhân quyền bảo vệ quyền tự do lập hội, đây cũng là quy tắc cơ bản cho các tổ chức phi chính phủ. Các quy tắc về cương vị tư vấn dành cho các tổ chức quốc tế phi chính phủ, được bổ sung vào Nghị quyết (93) 38: "Về mối quan hệ giữa Ủy hội châu Âu và các tổ chức quốc tế phi chính phủ", được thông qua bởi Ủy ban bộ trưởng vào ngày 18 tháng 10 năm 1993 tại cuộc họp lần thứ 500 của các đại biểu của Bộ trưởng.

Ngày 19.11.2003 Ủy ban bộ trưởng đã đổi cương vị tư vấn thành cương vị tham gia (Resolution Res (2003)8) "coi như cần thiết là các quy tắc chi phối các quan hệ giữa Ủy hội châu Âu và các tổ chức quốc tế phi chính phủ tự biến đổi để phản ánh việc tham gia tích cực của các tổ chức quốc tế phi chính phủ vào chính sách và chương trình làm việc của tổ chức".

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Ủy_hội_châu_Âu http://www.coe.am/ http://www.mipim.com/App/homepage.cfm?appname=1005... http://www.lalsace.fr/fr/france-monde/article/3340... http://assembly.coe.int/Sessions/2006/speeches/200... http://conventions.coe.int/Treaty/Commun/ChercheNo... http://conventions.coe.int/Treaty/Commun/QueVoulez... http://conventions.coe.int/Treaty/Commun/QueVoulez... http://conventions.coe.int/Treaty/Commun/QueVoulez... http://conventions.coe.int/Treaty/Commun/QueVoulez... http://www.coe.int